Những điều cần tránh khi ăn lẩu để bảo vệ bản thân
Lẩu là món ăn ưa thích của hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ. Lẩu được ăn trong tất cả các dịp. Từ lễ, tết, sinh nhật cho đến những buổi gặp mặt,… Sở dĩ món ăn này được lựa chọn nhiều như vậy là bởi nó rất tiện ích và vô cùng thơm ngon. Để chế biến và sắp xếp một bữa lẩu không mất quá nhiều thời gian. Lẩu cũng đặc biệt phù hợp với những ngày trời đông giá rét ở miền Bắc. Hơi nóng cùng vị ngon của lẩu chắc chắn sẽ khiến bạn phải xuýt xoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã ăn lẩu đúng cách. Có rất nhiều sai lầm khi ăn lẩu gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những điều cần tránh khi ăn lẩu để bảo vệ bản thân mà bạn nên biết.
Sai lầm ngay khi nhúng món ăn
Đa số khi ăn lẩu, người ta thường nhúng thịt ăn trước, sau đó mới nhúng rau ăn. Bởi người Việt ta thường có quan niệm nước thịt tạo độ ngọt. Tuy nhiên, theo các phân tích thì thói quen này nên được loại bỏ. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Khi nhúng thịt vào nồi lẩu sôi, thịt sẽ tiết ra mỡ. Lớp mỡ từ thịt sẽ tích tụ dưới đáy nồi. Những chất dinh dưỡng này sẽ chuyển hóa thành một lượng axit béo bão hòa. Chúng có thể khiến người ăn bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí ngộ độc thực phẩm nếu bụng kém.
Để hạn chế được điều này, chúng ta cần chú ý thứ tự nhúng đồ ăn. Với những người uống rượu thì nên nhúng khoai, rau vào nồi lẩu để ăn trước. Những thực phẩm chứa tinh bột này sẽ giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn trước khi ăn.
Không ăn thức ăn khi còn quá nóng
Nhiều người có thói quen gắp thức ăn (rau, thịt) trong nồi lẩu đang sôi sùng sục ra rồi ăn luôn. Sự thật là điều này cực kỳ nguy hiểm. Ăn quá nóng sẽ gây bỏng niêm mạc miệng, niêm mạc họng dễ bị nhiễm trùng, nhất là những người bị viêm lợi, người mắc bệnh răng miệng, men răng kém.
Chỉ ăn khi chắc chắn thức ăn đã chín
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, dù là lẩu hay bất kỳ món ăn nào khác cũng nên tuân theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Trên thực tế, nhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra. Hoặc có thể họ cố tình ăn tái. Thức ăn lúc này mới chỉ chín được một nửa. Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng. Khi chúng ta ăn vào dễ bị tiêu chảy.
Một nồi nước lẩu không nên đun quá lâu
Nên thay nước lẩu nếu như thời gian ăn kéo dài và đã nhúng nhiều loại thực phẩm trong một nồi. Nước lẩu đun trong thời gian dài sẽ trở nên mặn và bị phá vỡ các vitamin, chất béo trở thành chất bão hòa. Như vậy sẽ gây hại cho tim mạch, huyết áp, làm tăng hàm lượng nitrit trong rau củ. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Không ăn trong thời gian dài
Thói quen ngồi “lai rai” khi ăn lẩu là thủ phạm gây ra các vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ăn lẩu đúng cách là ăn không quá 2 tiếng. Thời gian ăn lâu vừa khiến hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, vừa khiến thức ăn trong nồi lẩu sản sinh ra nhiều phản ứng không tốt cho sức khỏe.
Ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Kính mời các bạn cùng tham khảo thêm tại:
Nguồn: Zingnews.vn