Pha trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử “dễ như bỡn” tại nhà

Pha trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử “dễ như bỡn” tại nhà
4 phút, 23 giây để đọc.

Trà hoa cúc táo đỏ là loại trà đã được khoa học chứng minh là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trà hoa cúc giúp giải nhiệt, táo đỏ giúp bổ sung cho khí huyết. Bên cạnh đó còn hỗ trợ nhuận tràng. Cũng là bài thuốc tốt cho ngũ tạng. Thực tế cho thấy rằng nhiều người sử dụng trà hoa cúc táo đỏ thường xuyên có thể cải thiện chức năng gan. Do đó, trà hoa cúc táo đỏ chính là bài thuốc thải độc và bảo vệ gan vô cùng hiệu quả. Nếu bạn biết pha trà hoa cúc táo đỏ là một điều tuyệt vời. Nếu không biết cũng không sao. Vì ngay lúc này, PNN sẽ bật mí công thức cho bạn!

Nguyên liệu pha trà hoa cúc táo đỏ

  • Trà hoa cúc khô: 10gr
  • Táo đỏ khô: 30gr
  • Kỷ tử: 5gr
  • Đường phèn nhỏ: 15gr
  • Nước: 1 lít
  • Dụng cụ: rây lọc, túi vải đựng trà, nồi nấu, ấm pha trà…
Nguyên liệu pha trà hoa cúc táo đỏ
Nguyên liệu pha trà hoa cúc táo đỏ

Cách pha trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử

Bước 1: Rửa trà

Đầu tiên, bạn cho các loại nguyên liệu gồm: bông cúc khô, táo đỏ khô, kỷ tử vào túi trà bằng vải. Sau đó, bạn nấu một nồi nước nhỏ trên bếp. Dùng để chần túi trà vào trong nồi nước nhằm loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Khi pha trà thì nước cốt sẽ trong, màu đẹp và thơm hơn.

Bước 2: Ủ trà

Bước tiếp theo, bạn dùng bình pha trà hoặc nồi đun nhỏ. Cho hỗn hợp trà đã trộn chung vào. Rót khoảng 1 lít nước đun sôi ở nhiệt độ 90 độ C. Sau đó ủ trà trong khoảng 15 – 20 phút.

Khi ủ trà, bạn cho đường phèn nhỏ vào chung. Nếu được bạn có thể dằm nhỏ đường phèn để nhanh tan hơn.

Bước 3: Pha trà

Cuối cùng, bạn dùng rây lọc để bỏ bã trà và giữ lại nước cốt trà hoa cúc táo đỏ.

Yêu cầu thành phẩm cuối cùng

Thành phẩm cuối cùng

 

  • Trà hoa cúc có màu nâu nhạt. Nước cốt trà trong và mùi thơm.
  • Trà không bị khét hoặc quá chát. Hương vị có mùi thảo mộc tự nhiên.
  • Bên cạnh độ ngọt thanh của đường phèn. Bạn có thể thay thế mật ong để làm trà hoa cúc mật ong.

Công dụng trà hoa cúc táo đỏ

Công dụng trà hoa cúc táo đỏ

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trong trà hoa cúc có chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm huyết áp và cholesterol. Một số nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng chất chống oxy hóa có trong hoa cúc có thể điều trị chứng đau thắt ngực.

Kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm

Những ngày nắng lên, bạn bị cảm nắng hoặc cảm lạnh. Uống 1 tách trà hoa cúc táo đỏ ấm sẽ giúp cơ thể được làm mát, hạ sốt rất nhanh.

Cải thiện tình trạng dị ứng

Đối với bác sĩ Đông Y việc phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Sau khi uống trà hoa cúc sau 2 -3 giờ thì vết đỏ sẽ giảm.

Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu tại Mỹ, chất apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Theo nghiên cứu, uống trà hoa cúc táo đỏ 2 – 4 lần/tuần sẽ ít bị ung thư tuyến giáp hơn.

Trị mất ngủ, hạ huyết áp

Trà hoa cúc táo đỏ làm giãn mạch máu, hạ huyết áp. Bên cạnh đó còn giảm mỡ trong máu và bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon.

Kháng sinh các loại vi khuẩn, độc tố có hại cho cơ thể

Làm dịu cơn đau đầu, trị hôi miệng và giúp cơ thể được thư giãn.

Cách uống trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử đúng điệu

Uống trà hoa cúc vào sáng sớm

Sau khi ăn sáng khoảng 30 phút là thời điểm vàng để bạn có thể nhâm nhi một tách trà nóng. Đánh thức các giác quan tỉnh giấc sau một đêm dài. Giúp tinh thần sảng khoái, cung cấp năng lượng cho ngày dài hoạt động.

Uống trà hoa cúc sau bữa trưa

Buổi trưa là thời điểm cơ thể vừa mới trải qua quá trình làm việc, học tập. Chính vì vậy cần bổ sung một ly trà sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút. Để giúp cơ thể phục hồi năng lượng, cho cơ thể thư giãn, thoải mái.

Uống trà hoa cúc sau bữa tối

Uống hoa cúc vào sau bữa ăn tối 30 phút sẽ giúp bạn có thể ngủ ngon giấc hơn. Đây cũng là thời điểm các chất dinh dưỡng trong trà thảo dược có khả năng hấp thụ tốt nhất. Vì vậy đừng quên uống trà thảo dược vào thời điểm này.

Nguồn: dayphache.edu.vn

About Post Author

Tran Thi Kieu Trinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.