Bánh xếp tầng-“Ngàn lớp yêu thương” trong ẩm thực châu Á

Bánh xếp tầng-“Ngàn lớp yêu thương” trong ẩm thực châu Á
Steamed Layer Cake (Bánh Da Lợn)
6 phút, 20 giây để đọc.

Trong ẩm thực châu Á sẽ thật là thiết sót nếu không nhắc đến món bánh xếp tầng. Món bánh được mệnh danh là “ngàn lớp yếu thương” trong ẩm thực châu lục này. Những món bánh này yêu cầu cao về sự tinh tế, thể hiện sự đong đầy yêu thương. Bánh được làm ra với mong muốn mang lại những may mắn cho người dùng.

Những nét đặc biệt trong ẩm thực châu Á luôn là sự dạo giao thoa giữa những món ăn đậm đà và hấp dẫn. Bên cạnh đó không thể bỏ qua sự ngọt ngào, tinh tế của các món bánh xếp tầng. Mỗi món bánh xếp tầng lại đem theo một câu chuyện riêng trong mình cũng như có những hương vị hoàn toàn khác biệt.

Bánh da lợn – Món ăn Việt 

Bạn có thể biết đến món ăn này vì nó xuất phát từ các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam. Đây là một đặc sản của ẩm thực vùng này. Bánh da lợn cũng được xếp vào hàng những món bánh xếp tầng ngon nhất châu Á. Nguyên liệu làm bánh bao gồm: bột năng, dừa nạo, đường trắng và không thể thiếu đậu xanh. Bánh thì  thường được xếp nhiều lớp mỏng xen kẽ và chồng lên nhau.

Bánh da lợn thường sẽ gồm hai phần. Trong đó một phần được làm từ bột năng cùng màu xanh của lá nếp. Phần còn lại là đậu xanh được trộn cùng bột gạo để cho ra một lớp màu vàng đẹp mắt.

Bánh da lợn – Món bánh xếp tầng của Việt Nam
Bánh da lợn – Món bánh xếp tầng của Việt Nam

Bánh da lợn sẽ được làm chín bằng phương pháp hấp. Vậy nên bánh sẽ chín mềm và ít bị nhão. Khi ăn bạn sẽ thấy được vị ngọt nhẹ, bùi và thơm. Tất cả các hương vị này đều là từ nguyên liệu tự nhiên làm nên bánh.

Bánh có cái tên da lợn là nhờ lớp vỏ ngoài trơn bóng, mịn không tì vết. Loại bánh này thường được sử dụng nhiều trong các dịp lễ. Chúng cũng xuất hiện trong sính lễ ăn hỏi ở nhiều nơi. Bên cạnh đó cũng là một món quà chiều ngon, thú vị được nhiều người yêu thích.

Món bánh mềm mại, ưa mắt
Món bánh mềm mại, ưa mắt

Bánh Hishimochi – Nhật Bản

Đây là một trong những món bánh thể hiện được sự cầu kỳ trong cách chế biến và cách trang trí. Món bánh được chế biến theo những bước rất cẩn thận để tạo ra được một món ăn tinh tế, trọn vẹn.

Bánh hishimochi có màu sắc bắt mắt với 3 màu hồng, trắng và xanh lá cây nằm xen kẽ nhau. Chúng đều được làm từ bột gạo nếp sau đó được nặn thành hình vuông. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được độ dẻo của bánh do dùng gạo nếp và vị chỉ hơi ngọt nên phù hợp với rất nhiều người.

Bánh Hishimochi – Nhật Bản
Bánh Hishimochi – Nhật Bản

Loại bánh này được lấy cảm hững từ mùa xuân Nhật Bản. Màu sắc giúp chúng ta liên tưởng tới thiên nhiên, với màu xanh của cây cối đâm chồi nảy lộc, màu hồng của hoa anh đào và màu trắng là chút tuyết còn đọng lại.

Nếu bạn đến Nhật Bản vào tháng 3, bạn sẽ thấy bánh hishimochi xuất hiện rất nhiều. Đây là món bánh truyền thống hay được dùng trong trong lễ hội Hinamatsuri của các bé gái.

Món bánh xếp tầng truyền thống của Nhật Bản
Món bánh xếp tầng truyền thống của Nhật Bản

Bánh Mujigae tteok – Hàn Quốc

Trong tiếng Hàn – Tteok là từ dùng để chỉ chung cho những loại bánh gạo. Và mujigae tteok chính là món bánh gạo truyền thống của Hàn. Bánh tạo được ấn tượng với màu cầu vồng bắt mắt. Món bánh này thường xuất hiện trong lễ mừng thọ, lễ thôi nôi hay tiệc sinh nhật tại Hàn Quốc. Không giống như các món bánh gạo khác của Hàn, bánh xếp tầng này có kết cấu khác biệt hơn và có vị ngọt.

Bánh Mujigae tteok – Hàn Quốc
Bánh Mujigae tteok – Hàn Quốc

Người Hàn sử dụng các màu sắc tự nhiên từ thực vật để tạo màu cho loại bánh này. Ví dụ như hoa dành mành tạo ra màu vàng, màu hồng từ khoai nưa và màu xanh từ ngải cứu.

Bánh gạo cầu vồng mang ý nghĩa mang may mắn, sự vui vẻ đến cho mọi người khi thưởng thức. Nếu đến Hàn Quốc, bạn có hãy ghé ăn những quán địa phương để thưởng thức món bánh xếp tầng ngon nhất châu Á này nhé.

Bánh xếp tầng của Hàn Quốc
Bánh xếp tầng của Hàn Quốc

Bánh Khanom Chan – Thái Lan

Loại bánh này của Thái Lan được làm từ gạo nếp, bột năng sau đó thêm nước cốt dừa. Phần lớn các món ăn của Thái sẽ đều có thêm phần nước cốt dừa này. Người ta sẽ đổ phần bột trộn sẵn từng lớp một vào khuôn. Sau đó hấp lên để có thể tạo ra được nhiều tầng cho chiếc bánh.

Khanom chan thường có 2 màu xanh lá và trắng. Phần màu xanh sẽ được lấy từ lá dứa và lớp màu trắng là từ nước cốt dừa. Trong khi ăn bạn sẽ thấy từng lớp bánh mềm mịn. Bánh có vị thơm và dai dai khi nhai khá thú vị.

Bánh Khanom Chan – Thái Lan
Bánh Khanom Chan – Thái Lan

Bạn có thể mua bánh khanom chan về làm quà lưu niệm cho người thân và bạn bè khi du lịch Thái Lan. Ngoài ra loại bánh này cũng là một loại bánh truyền thống của Thái Lan được dùng trong nhiều dịp lễ.

Bánh xếp tầng của Thái
Bánh xếp tầng của Thái

Bánh cửu tầng cao – Trung Quốc

Bánh Cửu tầng cao hay thiên tầng cao là một món bánh nổi tiếng của Trung Quốc. Bánh này gồm chín tầng được xếp trồng lên nhau. Bánh thường được ăn vào dịp tết Trùng Cửu hay tết Trùng Dương (nhằm ngày 9 tháng 9 âm lịch hằng năm). Bởi vậy mà bánh này mang ý nghĩa “Trường trường cửu cửu” và “Bộ bộ cao thăng”.

Món bánh xếp tầng này được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như đường, bột gạo, một chút tinh chất chuối và nước. Điểm đặc biệt của bánh là thay vì sử dụng gạo nếp, bánh sử dụng bột gạo tẻ để các lớp bánh mềm hơn. Với nguyên liệu như vậy khi lên bánh sẽ ít dính và dai hơn, dễ tan khi cho vào miệng.

Bánh cửu tầng cao – Trung Quốc
Bánh cửu tầng cao – Trung Quốc

Bánh cửu tầng này có đủ sắc hương, được thể hiện qua từng lớp bánh. Điều này đặc biệt được thể hiện phổ biến ở vùng duyên hải, đặc biệt Chiết Giang và Phúc Kiến. Trong các dịp lễ tiết, mọi nhà đều chuẩn bị cho mình một ít thịt heo, thịt dê, trái cây và quan trọng nhất là bánh cửu tầng cao làm tế phẩm.

Bạn lựa chọn món bánh nào trong các loại bánh này để bắt đầu cho hành trình khám phá ẩm thực châu Á của mình.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

About Post Author

Pham Thi Nguyen Thuong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.