Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?

Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?
Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?
5 phút, 4 giây để đọc.

Khi nhắc đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, chúng ta thường hỏi làm cách nào để bổ sung chất dinh dưỡng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là danh sách những thứ mẹ bầu nên ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. Đặc biệt, bạn cần nên biết cách bổ sung sắt cho bà bầu càng sớm càng tốt. Cơ thể chúng ta không tự nhiên sản xuất ra sắt (iron). Đây là một loại chất khoáng chỉ có thể hấp thu được thông qua chế độ ăn uống, vitamin hay thuốc bổ sung sắt cho bà bầu. Cùng tham khảo 3 cách bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai mà pnn chia sẻ dưới đây nhé!

1. Bổ sung từ các loại thực phẩm chứa nhiều sắt

Sử dụng thực phẩm giàu sắt trong thực đơn hàng ngày là cách bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất. Sắt từ động vật sẽ cho hấp thu tốt hơn là sắt trong thực vật. Tuy nhiên tránh ăn quá nhiều bởi các thực phẩm chứa các chất khác có thể gây dư thừa chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thực phẩm chứa nhiều sắt như:

+ Các loại rau xanh: một số loại rau xanh là nguồn thực phẩm giàu sắt và vô cùng cần thiết cho bà bầu. Phải kể đến như là rau diếp cá, rau cải xoong, súp lơ

Bổ sung sắt kèm thực phẩm giàu vitamin giúp tăng hấp thu.
Bổ sung sắt kèm thực phẩm giàu vitamin giúp tăng hấp thu.

+ Các loại quả: các loại hoa quả như mâm xôi, dâu tây, đu đủ.. Đây là những loại quả chứa nhiều vitamin, sắt và khoáng chất. Chúng ta cần thêm những loại quả này vào bữa ăn hàng ngày. Cách này giúp bổ sung lượng sắt và chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh nhất.

+ Các loại thịt : thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bà bầu. Những loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò là nguồn thực phẩm giàu sắt mà bà bầu cần quan tâm.

+ Các loại đậu : các loại đậu đỗ chứa nhiều dinh dưỡng và lành tính với cơ thể,giàu sắt đặc biệt phù hợp với người ăn chay. Bao gồm  đậu xanh, đậu lăng, đậu hà lan…

Ngoài ra gan lợn, trứng, đậu cũng là những loại thực phẩm cần bổ sung. Các loại quả giàu vitamin C (như cam, bưởi..) sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn vào cơ thể.

2. Thói quen ăn uống hằng ngày giúp bổ sung sắt

Một số thực phẩm giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt; ngược lại một số khác lại cản trở hấp thuĐiều cần làm để bổ sung sắt hiệu quả là tăng cường các thực phẩm giúp hấp thu sắt tốt hơn (thịt, cá, gia cầm, hải sản; thực phẩm chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi, đu đủ,…) đồng thời hạn chế các thực phẩm có thể làm cản trở hấp thu sắt như trà, cà phê…

THói quen ăn uống giúp bổ sung sắt cho bà bầu
THói quen ăn uống giúp bổ sung sắt cho bà bầu

Cần thực hiện giảm các chất ức chế hấp thu sắt. Nếu không thể cắt giảm thì sử dụng nên cách xa thời điểm bổ sung sắt ít nhất 2h. Phương pháp này để sắt được hấp thu tốt nhất có thể. Tăng cường các chất có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt là điều nên thực hiện.

Nên hạn chế nạp các chất sau bởi nó sẽ cản trở sự hấp thu sắt. Thành phần bữa ăn có Polyphenols, tanin (trà, cà phê, gia vị thảo dược), canxi (trong một số rau, hạt, đậu và tất cả các loại sữa tươi và sữa có bổ sung canxi), phytate (gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, đậu và hạt các loại).

Lưu ý: Cơ thể chỉ hấp thu chưa đến 50% lượng sắt có trong đồ ăn. Nếu bạn uống sữa bò/dê hay sữa đậu nành có bổ sung canxi ở mức 300-600mg canxi trong vòng 2h trước và sau khi ăn.

3. Bổ sung sắt từ thuốc bằng liều thấp nhất có thể

Thông thường, cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà chúng ta cung cấp. Phần sắt không được hấp thu có thể gây ra viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen… Do đó, liều lượng bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng tốt. Điều này sẽ hạn chế tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Hạn chế bổ sung sắt từ thuốc
Hạn chế bổ sung sắt từ thuốc

Nhu cầu sắt của cơ thể mỗi giai đoạn một khác. Do đó việc bổ sung trải đều trong suốt thai kỳ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.

Trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ: nhu cầu sắt tương tự hoặc còn giảm đi bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.

Từ 3 tháng giữa trở đi: nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao và lên tới đỉnh điểm trong vòng 6-8 tuần cuối thai kỳ.

Sau sinh: bổ sung sắt tương tự như giai đoạn trước và trong 3 tháng đầu.

Càng bổ sung liều cao thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng trầm trọng. Chính vì vậy, cần tính toán để bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể mà thôi. Điều này để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Chỉ bổ sung sắt liều cao khi bác sĩ chỉ định khi cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt.

Để đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai hãy áp dụng cách bổ sung sắt đúng cách. Theo dõi pnn để có những phương pháp tốt cho bà bầu nhé!

Nguồn: Procarevn.vn

About Post Author

Le Ngoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.