Nghiên cứu tình hình trẻ em dưới 5 tuổi bị bệnh suy dinh dưỡng

Nghiên cứu tình hình trẻ em dưới 5 tuổi bị bệnh suy dinh dưỡng
4 phút, 55 giây để đọc.

Ở những năm cuối cùng của thế kỷ trước, nạn đói xảy ra liên miên. Các gia đình lại sinh con không có kế hoạch. Những trẻ em vì ăn uống và thiếu dinh dưỡng nhiều vô kể. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở thời buổi hiện đại như ngày nay không còn trẻ suy dinh dưỡng. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các bệnh giun sán nhiễm khuẩn. Tất cả đều có thể trở thành lý do gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh tổng hợp tình hình suy dinh dưỡng bé dưới 5 tuổi. Đồng thời cũng đưa ra các nguyên nhân và cách khắc phục bệnh tương ứng. Phụ huynh có thể dựa theo để lên kế hoạch theo dõi, lên thực đơn cho bé.

Bệnh suy dinh dưỡng là gì? 

Suy dinh dưỡng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ như protein, khoáng chất, chất béo, vitamin,… Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng về nhiều mặt trong tương lai, đặc biệt cần lưu ý với đối tượng trẻ em trong giai đoạn từ 6-24 tháng. Ở giai đoạn này trẻ phát triển liên tục về khả năng ghi nhớ và ngôn ngữ. Nếu không đủ chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé sau này.

Suy dinh dưỡng kéo dài ảnh hưởng đến chức năng cơ thể

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện chậm phát triển, hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Nếu quá trình thiếu hụt chất dinh dưỡng kéo dài. Trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề nặng hơn như chậm phát triển trí thông minh, sức đề kháng yếu, khả năng giao tiếp kém hay thường mắc những bệnh lý nguy hiểm trong tương lai. Nhưng đừng nghĩ suy dinh dưỡng chỉ có ở trẻ em. Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh khi đang mắc các bệnh mãn tính hoặc có chế độ ăn uống dinh dưỡng không hợp lý.

Thống kê trẻ bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi

Việt Nam là một trong những nước có tình trạng bệnh suy dinh dưỡng nhiều nhất trên thế giới. Suy dinh dưỡng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều tổ chức và trong nhiều năm qua. Những tổ chức hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em xuất hiện. Chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi đang có xu hướng ngày càng giảm dần ở nước ta. Tuy nhiên con số giảm vẫn chưa đáng kể. Đây thực sự vẫn là gánh nặng cho xã hội cần nhanh chóng khắc phục.

Bé biếng ăn, chậm lớn

Bé gầy gò, chậm lớn hay thường mắc các bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn. Đây đều là những dấu hiệu dễ thấy nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh cần theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên. Điều này nhằm kịp thời phát hiện tình trạng trẻ sụt cân sự khác thường về cân nặng.

Hậu quả của bệnh đối với trẻ

Trẻ suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng quan tâm nhất là việc trẻ bị phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.

Suy dinh dưỡng làm bé thấp bé hơn các bạn

Suy dinh dưỡng khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển, thứ nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ. Đây là tác hại nghiêm trọng của bệnh suy dinh dưỡng.

Phương pháp chống suy dinh dưỡng hiệu quả

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh. Ba mẹ nên tìm hiểu và có kiến thức về bệnh để chủ động phòng chống, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé. Dưới đây là những phương pháp được đưa ra để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em:

– Ngoài những bữa ăn chính quý phụ huynh nên cho con em mình ăn thêm 2-3 bữa phụ. Những bữa phụ có thể là hoa quả chín, nước trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa. Tăng cường bổ sung, thường xuyên thay đổi món trong thực đơn của trẻ.

– Cần chú ý đến các dưỡng chất: canxi, vitamin D3 và Mk7. Chúng rất cần cho sự phát triển về chiều cao và bảo vệ khung xương khỏe mạnh của trẻ. Có thể thỉnh thoảng thêm các thực phẩm giàu canxi như sữa hạt, tôm cá trong bữa ăn của bé. Khoáng chất vượt quá ngưỡng cần thiết cũng không tốt cho sức khỏe bé.

Đa dạng hóa thực đơn với nhiều dưỡng chất

– Tiêm phòng, tẩy giun định kỳ, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, sử dụng và chế biến món ăn bằng nguồn nước sạch,…

– Các mẹ nên khuyên con vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn.

– Chăm sóc sức khỏe của trẻ cần quan tâm và thực hiện thường xuyên.

Mong mọi người trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa suy dinh dưỡng cho bé. Hỗ trợ bé phát triển ổn định, thông minh.

Tham khảo bài viết cùng chuyên mục:

Nguồn: dinhduong.online

About Post Author

Nguyen Thi Ngoc Ngan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.