Bí quyết làm vịt nấu năng thơm ngon, “đánh gục” bạn từ lần đầu nếm thử
Trong rất nhiều món được chế biến từ vịt thì vịt nấu măng là một món vô cùng hấp dẫn. Món ăn này được nhiều người yêu thích do vị thanh mát của nước dùng, thịt vịt mềm ngon. Cùng với đó là sự “góp mặt” của măng giúp món ăn không bị ngán. Tuy vịt nấu măng là một món không mấy sang chành và cầu kì. Nhưng nó luôn làm người ăn nhớ đến mỗi khi nghĩ tới các món làm từ vịt. Bởi đơn giản món này vừa ngon lại vừa rất dễ nấu với các nguyên liệu không có gì gọi là cầu kì. Đặc biệt món vịt nấu măng phải được nấu với măng tươi thì hương vị sẽ ngon hơn. Sự kết hợp giữa vị ngọt của thịt vịt cùng với măng tươi giòn giòn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Muốn có được món vịt nấu măng đậm đà và thơm ngon chuẩn vị thì bước sơ chế vịt và măng là vô cùng quan trọng. Thịt vịt phải được khử triệt để mùi hôi để món ăn được ngon hơn. Măng tươi thì cần phải được khử độc sạch.
Trong măng tươi có chứa một chất gọi là glucozit. Chất này khi gặp mem tiêu hóa trong dạ dày thì glucozit sẽ bị phân hủy và giải phóng ra acid xyanhhydric. Chính loại axit này sẽ gây ra cho người ăn tình trạng ngộ độc và nôn mửa. Do đó nếu dùng măng tươi thì bạn nên luộc chúng thật kĩ rồi bỏ nước luộc đi. Vì loại acid gây ngộ độc này sẽ bay hơi khu đun nóng.
Hãy tham khảo bí quyết nấu vịt nấu măng dưới đây để món ăn được chuẩn vị hơn nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu để làm món vịt nấu măng
– Thịt vịt: một con vịt cỏ khoảng 1,5 – 1,7kg. Nên chọn loại vịt cỏ có cân nặng vừa phải, không quá béo, cầm lên chắc thịt. Thịt vịt phải tươi ngon thì khi nấu lên món ăn mới ngon được. Do đó bạn cần lưu ý kĩ lúc chọn vịt. Chọn vịt trưởng thành, có đủ lông đủ cánh. Thịt ức dày là loại vịt ngon, thịt ngọt và không già, không bị dai.
– 500g măng tươi. Hoặc có thể chọn măng củ, măng búp, tuỳ vào sở thích của từng người. Măng củ ăn giòn, dày hơn. Măng búp sẽ mềm, mỏng hơn.
– 1 chén uống trà rượu.
– Muối trắng.
– Cọng hành lá dài khoảng 20cm.
– 1 quả chanh.
– Lá mùi tàu
– Hành tím.
– Gừng
– Tỏi
– Các loại gia vị: dầu ăn, hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu,…
– Rau ăn kèm: rau húng, diếp cá hoặc các loại rau khác tùy theo sở thích cá nhân.
– 500g bún tươi.
Các bước thực hiện món vịt nấu măng
Bước 1: Làm sạch và khử mùi cho vịt
Ai cũng đều biết thịt vịt thường có mùi khá nặng so với gà và các thực phẩm khác. Do đó lúc chế biến chúng ta phải hết sức lưu ý. Phải khử sạch mùi của vịt thì món ăn mới ngon được.
Dùng sao cắt phần tĩ chỗ phao câu. Bởi vì phần này khi nấu măng sẽ rất hôi. Tiếp đó rửa sạch vịt dưới vòi nước lạnh, nhổ bỏ sạch các cọng lông còn sót lại trên thân vịt. Sau đó bắt đầu xát muối trắng lên toàn bộ thân vịt. Chú ý xát thật kĩ hết phần vịt, các chỗ thường dễ bị bỏ sót. Tiếp tục xát vịt với chanh, dùng tay bóp đều rồi rửa sạch lại với nước. Cuối cùng bạn bóp toàn thân vịt bằng rượu cùng với gừng đập dập, sau đó rửa sạch lại và để ráo nước. Cách này sẽ giúp bạn khử được hết mùi hôi của vịt.
Bước 2: Ướp vịt với các loại gia vị
– Sau khi đã được rửa sạch, dùng khăn sạch thấm khô nước trên thân vịt. Để cho vịt thật ráo nước.
– Tiếp theo chặt nhỏ vịt thành miếng vuông vừa ăn. Có thể loại bỏ bớt phần đầu, cổ, chân dưới của vịt vì những phần đó thường không ngon.
– Để giảm bớt độ béo cho món ăn thì các bạn nên áp chảo thịt vịt sơ qua trước khi nấu. Vì lớp da dưới thân vịt thường rất béo nên nếu chúng ta nấu ngay không qua áp chảo thì thành phẩm thường sẽ quá béo. Làm cho thịt không được săn và thơm ngon. Chính vì vậy trước khi bắt đầu tẩm ướp gia vị, bạn nên cho vịt vào chảo rộng lòng và áp chảo (đảo sơ). Việc này sẽ giúp vịt ra bớt dầu, thịt và da săn lại.
– Cho vịt vào tô, ướp vịt với hành tím và tỏi băm nhỏ cho thơm. Thêm vào ½ thìa muối, ½ thìa hạt nêm, một chút nước mắm, mì chính và đường. Sau đó trộn lên cho đều tay và đợi khoảng 20 đến 30 phút cho vịt thấm gia vị. Ướp vịt hơi đậm một chút rồi khi nấu cho thêm nước sẽ ngon hơn là nấu trực tiếp rồi mới nêm nếm gia vị.
Bước 3: Sơ chế chuẩn bị măng và rau, bún
– Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo nước. Một gợi ý nhỏ cho bạn là các món liên quan đến vịt ăn kèm với rau diếp cá sẽ rất ngon. Hành lá và mùi tàu cũng rửa sạch và để riêng. Mùi tàu cắt khúc khoảng 1,5 cm
– Măng thái miếng dày vừa ăn. Nếu là các loại măng củ hoặc mua ở chợ thì về phải luộc từ 1 đến 2 nước đổ nước đi. Khi luộc nhớ không đậy nắp để độc tố được bay hơi ra. Tiếp đó rửa măng lại dưới vòi nước và để ráo.
– Nếu là loại măng đóng sẵn túi trong các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm sạch thì chỉ cần rửa sạch dưới vòi nước. Sau đó để ráo, thái miếng dày vừa ăn. Tuy nhiên nên chọn loại măng củ tươi vì chúng sẽ ngon hơn, không có vị chua như măng đóng sẵn.
– Bắc chảo lên bếp và một ít dầu ăn lên đun sôi nóng. Cho một ít hành tím và tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Lúc này cho măng vào đảo nhanh tay khoảng 5 -7 phút cùng một chút bột canh cho ngấm gia vị. Sau đó xúc ra cho măng vào một cái đĩa và để riêng.
Bước 3: Nấu vịt
– Bắc nồi vịt đã tẩm ướp lên bếp và nhớ đảo đều tay khoảng 15 – 20 phút cho vịt chín. Thấy thịt săn lại hơn thì đổ khoảng 4 đến 5 bát con nước lọc (Lưu ý lượng nước có thể gia giảm tuỳ vào nhu cầu ăn của gia đình). Tiếp tục đun sôi với lửa vừa.
– Bước tiếp theo là cho măng đã xào vào nồi, tiếp tục đun sôi lại và hạ nhỏ lửa. Hầm vịt trong thời gian khoảng 20 đến 30 phút, sau đó nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng. Khi chắc chắn đã vừa miệng rồi thì mới cho cọng hành lá vào. Tiếp đó cho mùi tàu vào trộn đều và tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức món ăn
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn sẽ có được một thành phẩm vô cùng hấp dẫn. Khi ăn chỉ cần cho bún tươi ra tô, sau đó chan nước dùng với thịt vịt và măng vào. Ăn kèm các loại rau sẽ rất ngon. Vịt nấu măng với nước dùng béo ngậy của vịt và các loại gia vị. Măng cũng có độ giòn và ngọt. Tất cả kết hợp lại với nhau một cách rất “ăn ý”. Miếng thịt vịt săn, chắc, mềm ngon, đậm đà. Miếng măng tan chảy trong miệng.
Đây chắc chắn sẽ là một món ăn chiều lòng được tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Hãy áp dụng ngay công thức trên để nấu được thêm một món ngon chiêu đãi gia đình mình nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Nguồn: Vietnamnet.vn