Những loại rau phụ nữ mang thai nên tránh để bảo vệ sức khỏe

Những loại rau phụ nữ mang thai nên tránh để bảo vệ sức khỏe
Những loại rau phụ nữ mang thai nên tránh để bảo vệ sức khỏe
7 phút, 23 giây để đọc.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp đủ chất xơ cho mẹ và thai nhi. Các loại rau củ quả thường được khuyến khích sử dụng vì rất tốt cho quá trình mang thai. Tuy nhiên nên cẩn thận không phải bất cứ loại rau nào phụ nữ mang thai cũng có thể ăn được. Có những loại rau mang thai ăn vào chúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Trong bài viết dưới đây, pnn sẽ liệt kê ra cho các bạn 10 loại rau củ quả phụ nữ nên tránh trong quá trình mang thai. Hãy đảm bảo cho sức khỏe cho thai nhi và cho chính mình bạn nhé.

1. Mầm giá đỗ sống

Theo Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ, bà bầu không nên ăn giá đỗ sống, bao gồm tất cả các loại mọc mầm từ đậu xanh, đậu nành, linh lăng, củ cải…

Phụ nữ mang thai không nên ăn giá đỗ sống
Phụ nữ mang thai không nên ăn giá đỗ sống

Nguyên nhân là do các vi khuẩn Salmonella, Listeria và E.coli có thể xâm nhập vào các hạt đậu thông qua những vết nứt ở vỏ. Vi khuẩn sẽ sinh sôi mạnh mẽ trong điều kiện ấm, ẩm ướt và bám vào giá đỗ mọc mầm. Ngay cả giá đỗ mà bạn tự trồng tại nhà cũng không an toàn.

Các loại vi khuẩn này đều vô cùng nguy hiểm cho thai phụ. Listeria có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc khiến thai nhi bị nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng. Salmonella và E.coli đều có thể gây ra biến chứng nặng, dễ dẫn tới tử vong ở thai nhi.

2. Rau sam, tính hàn cao, dễ gây sảy thai

Rau sam có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3 có trong rau sam rất dồi dào. Đây cũng là loại rau khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được dùng để chế biến món ăn.

Mặc dù mang nhiều ưu điểm nhưng thực tế đây lại là loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi lẽ, rau sam có tính hàn khá cao, giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun nên sẽ rất dễ gây kích thích mạnh đến tử cung.

Nó sẽ làm tăng tần suất co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.

3. Rau chùm ngây

Chỉ riêng phần lá và hoa của chùm ngây đã có thể cung cấp gấp 7 lần hàm lượng vitamin C của một quả cam. Gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa. Gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt và 3 lần lượng kali trong chuối.

Rau chùm ngây sinh ra không dành cho thai phụ
Rau chùm ngây sinh ra không dành cho thai phụ

Ngoài ra, trong rau chùm ngây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm nhiễm… có khả năng ngăn ngừa khối u, giúp đào thải độc tố, bảo vệ gan và đặc biệt là khả năng chống lại căn bệnh tiểu đường.

Dù mang trong mình những công dụng “đáng gờm” là vậy nhưng có vẻ như rau chùm ngây không phải sinh ra dành cho các thai phụ. Vì bên cạnh những dưỡng chất có lợi như trên thì trong rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, một loại hormone có cấu trúc tượng tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co trơn tử cung, từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai rất cao.

4. Rau ngót

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn rau ngót dễ dẫn đến sẩy thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót sống hoặc uống nước ép rau ngót sống. Trong rau ngót chứa thành phần papaverin, do đó những phụ nữ mang thai có tiền sử đẻ non, sảy thai, thụ tinh trong ống nghiệm tốt nhất nên hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa. Hãy nấu chín để loại bỏ chất độc hại (antiprotozoa) có trong rau.

5. Ngải cứu

Ngải cứu là loại rau có tác dụng xoa dịu cơn đau cơ, đau bụng, giúp tuần hoàn máu. Rau này có trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu sẽ gây tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn ngải cứu để an thai.

6. Mướp đắng (khổ qua)

Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo. Không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.

Mướp đắng có thể kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non
Mướp đắng có thể kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non

Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng.

Tham khảo: 4 loại thực phẩm giúp thải độc cho thai nhi trong dinh dưỡng thai kì

7. Rau răm

Đối với người Việt, rau răm thường được dùng kèm trong các món ăn để làm tăng thêm mùi vị, giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, rau răm còn có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tán hàn.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong khi giai đoạn mang thai là lúc phụ nữ dễ bị thiếu máu nhất.

Ngoài ra, trong rau răm còn chứa chất gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sẩy thai. Tốt nhất, phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau răm ở mức thấp nhất. Để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi.

8. Măng

Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng măng cũng chứa một lượng lớn cyanide. Dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộc độc cao. Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp… Chính vì vậy, thai phụ nên hạn chế ăn măng khi mang thai. Điều này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ nhé.

9. Khoai tây mọc mầm

Ở phần mầm và chân mầm khoai tây chứa độc tố solanen. Hàm lượng solanen trong mầm non mỗi cây khoai tây có thể lên đến 5.200mg. Solanen vào máu sẽ hòa tan máu và có thể làm tê liệt các hoạt động, tê liệt hệ hô hấp, gây kích thích niêm mạc dạ dày và dễ gây tử vong. Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây chứa kiềm sinh vật cao, tích trữ trong cơ thể, có thể gây dị dạng cho thai nhi sau này.

Chân mầm khoai tây chứa độc tố solanen
Chân mầm khoai tây chứa độc tố solanen

8. Rau chân vịt

Hàm lượng sắt trong cải bó xôi khá cao. Nhưng nghiên cứu cho thấy rau còn chứa nhiều axit oxalic khiến cơ thể không hấp thu được chất sắt. Do đó, bà bầu ăn nhiều rau bó xôi thì tình trạng thiếu máu ngày càng nặng thêm. Tuy nhiên nếu ăn một lượng vừa phải kèm thêm những món hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C khác thì lại giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Các mẹ có thể ăn cải bó xôi với một số thực phẩm chứa chất hỗ trợ hấp thu sắt. Một số loại rau quả như bông cải xanh, cà chua hay khoai tây để quá trình hấp thu sắt trong cơ thể được diễn ra tốt hơn.

Phụ nữ mang thai hãy tìm hiểu kỹ các loại rau nên tránh để bảo vệ mẹ và bé nhé!

Nguồn: Procarevn.vn

About Post Author

Le Ngoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.