Vẻ đẹp làng chài Đà Nẵng qua dự án “Đà Nẵng – Mái đình làng biển”
Người ta nói làng chài là đặc trưng để nhận dạng nền văn hóa biển lâu đời của cư dân Đà Nẵng. Tuy nhiên hiện nay, đô thị hóa ngày càng phát triển lớn mạnh. Khiến cho những nét văn hóa đẹp của làng chài dần bị che lấp đi. Chính vì vậy, những sinh viên ngành kiến trúc Đà Nẵng đã cùng nhau thực hiện dự án tranh “Đà Nẵng – Mái đình làng biển”. Với mục đích là để gìn giữ các ký ức tuyệt đẹp của làng chài. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp làng chài Đà Nẵng dưới các nét bút ký hoạ độc đáo này nhé! Biết đâu sau khi xem xong các bạn cũng có những ý tưởng khác để có thể lưu giữ những nét đẹp của làng chài nơi đây.
Giếng cổ – Dinh Cô Hồn
Dinh Cô Hồn còn được gọi là Miếu Âm Linh (P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng). Làng Nam Ô là một làng chài tồn tại hơn 700 năm. Ngôi làng vẫn giữ được những nét đặc trưng của làng chài cổ hiếm hoi còn sót lại ở TP.Đà Nẵng
Di tích Dinh Cô Hồn là một trong các di tích có giá trị văn hóa lịch sử nhất định. Bởi di tích này gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm. Dinh này là nơi ngư dân làng biển thờ cúng cầu may. Mong cho những ngày làm việc trôi nổi trên biển được mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn. Di tích còn là tụ điểm liên kết cộng đồng mang ý nghĩa truyền thống linh thiêng của dân làng Nam Ô.
Đình làng Tân Thái
Đình Tân Thái thuộc khối Tân An, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là ngôi đình cổ ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử. Cũng là nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa phương.
Đình làng này đã trải qua 7 lần trùng tu. Lần gần nhất là vào năm 1989, đình được tôn tạo lại bề thế với diện mạo khang trang như hiện nay. Đình Tân Thái vẫn là nơi thờ phụng Thành hoàn. Cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Miếu thờ Ngư ông
“Hướng về biển cả” vẽ tại miếu thờ Ngư ông (P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng). Đây là ngôi miếu nhỏ nằm trên một con thuyền được dựng lên từ bê tông cốt thép. Kích thước bằng với một con thuyền đánh cá thật.
Ngôi miếu hướng mặt ra biển và đứng vững vàng trên 16 chân trụ. Những chân trụ này đại diện cho những ngư dân đã mất của 2 làng chài Thanh An, Thanh Thủy. Đõ là những ngư dân dũng cảm nghỉ ngơi nơi đay biển để đổi lấy sự êm ấm cho gia đình.
Mũi thuyền hướng ra biển với ý chí luôn kiên cường vươn mình trên biển khơi. Dù phải chóng chọi với phong ba bão tố thì vẫn quyết tâm bảo vệ làng chài, biển đảo và quê hương.
Đình Xuân Dương
Ngôi đình có vị trí tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Nằm tựa lưng vào núi đá cùng tên, ngay trong khu vực làng nghề nước mắm. Đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Nam Ô.
Ngôi đình được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1848-1883). Nổi bật với nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên chất liệu gỗ. Di tích Đình Xuân Hương từng là địa điểm bầu cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa đầu tiên ngày 6/1/1946.
Một góc Âu thuyền Thọ Quang
Ấu thuyền Tho Quang thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là nơi có chợ đầu mối hải sản lớn nhất Đà Nẵng. Ngư dân sau khi đánh bắt xa bờ về neo đậu tàu thuyền tại nơi này.
Là một cảng cá nên hoạt động mua bán diễn ra ở nơi đây tương đối tấp nập. Cảnh thuyền bè vào ra trong mùa đánh bắt cá. Nhiều loại tàu thuyền ở nhiều nơi thuộc các tỉnh khu vực miền Trung. Chính những hình ảnh này đã mang đến cho Âu thuyền Thọ Quang một vẻ đẹp rất đỗi mộc mạc. Tác giả bức ký hoạ cũng rất ấn tượng những con thuyền trong khu neo đậu mà vẽ nên bức tranh này.
Thạc sĩ, Kiến trúc sư Phan Trần Kiều Trang – chủ nhiệm Dự án tranh ký họa “Đà Nẵng – Mái đình làng biển” chia sẻ: “Khi tham gia dự án tranh ký họa, họ đều có chung mong muốn có những tác phẩm đẹp. Góp phần lưu giữ hình ảnh đẹp về làng biển. Lan tỏa câu chuyện làng chài Đà Nẵng đến mọi người”
Qua những nét ký họa đầy mộc mạc của nhóm sinh viên tại Đà Nẵng. Những mái đình – làng biển được khắc họa, lưu giữ và bảo tồn theo một cách rất riêng.
Nguồn: thanhnien.vn